Bẫy hơi là gì? Khái niệm và cấu tạo của nó

 

Bẫy hơi là gì? Khái niệm và cấu tạo của nó

Bẫy hơi là một thuật ngữ chung để nói về van tự động xả chất ngưng tụ từ thiết bị hoặc đường ống. Được dùng cho các thiết bị hơi hoặc đường ống hơi.

1. Bẫy Hơi Là Gì?

Bẫy hơi (steam trap) hay còn gọi là bộ xả ngưng, cốc ngưng hơi, hoặc van cóc. Đây là một thuật ngữ chung để nói về van tự động xả chất ngưng tụ từ thiết bị hoặc đường ống. Bẫy hơi thật ra là một loại van tự động vì nó có thể tự mở, đóng hoặc điều biến tự động.

Bẫy hơi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như hóa chất, dầu khí, và thực phẩm,...


2. Chức Năng Của Bẫy Nước Ngưng

Bẫy hơi/ bẫy nước ngưng được sử dụng để lọc nước ngưng tụ và các loại khí không ngưng tụ như không khí mà không để hơi nước thoát ra ngoài. Trong các ngành công nghiệp, bẫy hơi dùng để tách nước sinh ra do ngưng tụ hơi nước trong hệ thống hơi nước; tách dầu và nước sinh ra trong dây chuyền khí nén.



3. Phân Loại Bẫy Hơi Và Ứng Dụng Thực Tiễn

Bẫy hơi hay bẫy hơi nước trên thị trường hiện nay được chia thành 3 loại chính: 

1. Bẫy hơi cơ học

2. Bẫy hơi nhiệt tĩnh

3. Bẫy hơi nhiệt động

3.1 Bẫy hơi cơ học

Bẫy hơi cơ học (mechanical steam trap) có cấu tạo cơ bản gồm một phao nổi được gắn trực tiếp với một van đóng–mở. Khi lượng nước ngưng đủ nhiều sẽ làm dâng mực chất lỏng trong bẫy hơi, làm phao nổi lên và mở van, giúp thải nước ngưng ra ngoài. Khi nước ngưng đã thoát ra phần lớn, mực chất lỏng hạ xuống và đóng van xả nước ngưng. Bẫy hơi cơ có hai loại chính: dạng bi phao và dạng thùng ngược.

3.1.1. Bẫy hơi bi phao

Bẫy hơi bi phao (Ball float steam trap) 


Cấu tạo gồm 4 phần chính: Thân, nắp, quả banh và tay đòn. 

Nguyên lý hoạt động: Khi nước ngưng tụ đến bẫy sẽ làm quả banh (ball) nổi lên, nâng tay đòn ra khỏi vị trí của nó và làm bẫy hơi xả nước ra ngoài. 

Ứng dụng: Bẫy hơi bi phao luôn thấy trong các hệ thống sử dụng hơi, sử dụng hơi nóng vào mục đích sản xuất.

3.1.2. Bẫy hơi thùng ngược (gầu đảo)

Cấu tạo: Tương tự như bẫy hơi phao bi, bẫy hơi thùng ngược cũng có 4 phần chính: Thân, nắp, quả banh và tay đòn. 

Nguyên lý hoạt động:

+ Khi hơi nước đi vào bẫy, gầu chứa đầy hơi nước và nổi lên bề mặt, làm đóng van, ngăn hơi nước thoát ra ngoài (hình 1)

+ Khi nước ngưng hoàn toàn lấp đầy bẫy, gầu bị chìm đi xuống làm cho van mở, cho phép xả nước ngưng (hình 2)

Ứng dụng: Gầu đảo thường được sử trong các hệ thống sử dụng hơi, sử dụng hơi nóng vào mục đích sản xuất.


Khi nước ngưng hoàn toàn lấp đầy bẫy, gầu ở vị trí đi xuống với van mở, cho phép xả nước ngưng.

3.2. Bẫy hơi nhiệt tĩnh

Đây là bẫy hoạt động dựa trên nguyên lý của sự chênh lệch nhiệt độ giữa hơi nước và nước ngưng tụ. Nhờ đó có thể thực hiện quy trình đóng và mở van, xả nước ngưng tụ. 

Một số loại bẫy hơi nhiệt tĩnh phổ biến như: Bẫy hơi lưỡng kim, Bẫy hơi ống xếp, Bẫy hơi nhiệt tĩnh–bi phao, Bẫy hơi giãn nở nhiệt,... 

3.3. Bẫy hơi nhiệt động

Bẫy hơi nhiệt động (thermodynamic steam trap) là một bẫy hơi cực kỳ chắc chắn với phương thức hoạt động đơn giản. Bẫy hoạt động nhờ hiệu ứng động của hơi nước bốc lên khi nó đi qua bẫy. Bộ phận chuyển động duy nhất là đĩa phía trên mặt phẳng bên trong buồng điều khiển hoặc nắp.

3.3.1. Bẫy hơi tiết lưu

Bẫy hơi tiết lưu (orifice trap) hoạt động dựa vào nguyên lý Bernoulli (khi hơi hoặc khí đi qua vùng tiết diện thu hẹp sẽ bị giảm áp suất và tăng vận tốc). Dạng bẫy hơi này dùng một lỗ tiết lưu hoặc ống venturi. 

Bẫy hơi tiết lưu có đường kính đầu ra nhỏ hơn so với các bẫy hơi loại đóng–mở van khác. Do vậy, sự thất thoát hơi trong quá trình khởi động hệ thống của bẫy hơi tiết lưu sẽ ít hơn so với các bẫy hơi khác.

3.3.2. Bẫy hơi xung lực

Bẫy hơi xung lực là bẫy hơi nhiệt động xuất hiện đầu tiên, sử dụng đĩa van có bề mặt lớn để tiếp xúc với nước ngưng nguội. Khi nước đã nóng lên, nó sẽ đạt nhiệt hóa hơi, có một lượng nước đi lên đĩa và bốc hơi. Hơi chớp này sẽ được nén xuống và đóng van. Lực nén chặt này sẽ giúp ngăn chặn, không cho hơi tiếp tục đi vào.

3.3.3. Bẫy hơi đồng tiền

Nguyên lý hoạt động của bẫy hơi đồng tiền: Khi hơi nước đi vào bẫy, nó sẽ tạo ra một áp suất bên trong phía trên đĩa, ngay lập tức buộc đĩa và đế phải đóng chặt lại, ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Bẫy sẽ vẫn đóng cho đến khi hơi nước phía trên đĩa ngưng tụ do mất nhiệt qua nắp.

Khi có nước ngưng, bẫy vẫn ở vị trí mở cho phép xả nước ngưng. Áp suất hơi đẩy nước ngưng tụ qua bẫy (hình 2).


4. Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Bẫy Hơi

Bẫy hơi là thiết bị quan trọng trong hệ thống và thiết bị sử dụng hơi. Bẫy hơi được kiểm tra thường xuyên nhằm xác định liệu bẫy hơi có hoạt động bình thường không và nếu có vấn đề xảy ra, bẫy hơi đang ở dạng đóng hay mở. Có bốn phương pháp xác định hiệu quả hoạt động của bẫy hơi dựa vào: ngoại quan, âm thanh, nhiệt độ, và độ dẫn điện. 

4.1. Đánh giá bằng mắt thường

Mặc dù phạm vi hạn chế, nhưng quan sát bằng mắt thường là bước đầu tiên quan trọng để xác định xem bẫy có hoạt động bình thường hay không.

Ví dụ: một số dấu hiệu nhìn thấy được chẳng hạn như không có bất kỳ sự xả nước ngưng nào hoặc là có một lượng hơi nước cực lớn bị rò rỉ ra khỏi bẫy có thể cho thấy rằng cần phải sửa chữa bẫy. Tất nhiên, đánh giá theo cách này bị giới hạn trong việc là chỉ có thể xem xét ở các hệ thống mở. 

Trường hợp khi thu hồi nước ngưng trong một hệ thống đường ống kín, đường ống sẽ ngăn cản việc thực hiện chẩn đoán bằng mắt. Có thể lắp thêm kính quan sát ở đầu ra của bẫy có thể giúp cung cấp tầm nhìn cho người quan sát.

Bẫy hơi cũng có thể được kiểm tra bề ngoài để tìm lỗ kim, hỏng mối nối và rò rỉ qua miếng đệm/ron. Trong hầu hết các trường hợp, trừ khi vấn đề về tình trạng có thể được xác định rõ ràng bằng mắt thường, việc kiểm tra bẫy bằng âm thanh và nhiệt độ, và trong một số trường hợp bằng phương pháp đo nhiệt độ, sẽ được yêu cầu để đưa ra chẩn đoán chính xác.

4.2. Đánh giá bằng âm thanh

Khi nước ngưng chảy qua bẫy tạo ra âm thanh và rung động, đồng thời cơ chế đóng mở van xả của hầu hết các bẫy cũng vậy. Khi một cái bẫy không còn hoạt động như dự định (do hao mòn, tắc nghẽn hoặc một số lý do khác), những âm thanh này thường sẽ thay đổi. Nhận ra sự khác biệt này có thể là một phương pháp đánh giá tình trạng của bẫy hơi.

Ví dụ: trong bẫy hơi gầu đảo, cặn và các mảnh vụn trôi nổi khác có thể chặn lỗ thông hơi, khiến cho gầu đảo ngược bị khóa lại tạm thời, dẫn đến nghẹt đầu xả và đóng băng trong một số môi trường nhất định.


4.3. Đánh giá qua nhiệt độ

Đây là phương pháp kém chính xác nhất vì hơi bão hòa và nước ngưng có thể cùng tồn tại ở cùng nhiệt độ, do vậy rất khó để phân biệt sự xuất hiện của hai dạng lưu chất này chỉ dựa vào nhiệt độ. 

Kiểm tra bẫy hơi bằng cách đo nhiệt độ ở phía đầu vào của bẫy. Luôn phải kiểm tra nhiệt độ ở phía đầu vào của bẫy hơi vì nhiệt độ phía đầu ra sẽ thay đổi dựa trên áp suất đường ống hạ lưu và các yếu tố khác.

Ví dụ: ngay cả khi nhiệt độ hơi nước đầu vào là 250 °C [482 °F], nếu nước ngưng xả ra được thoát ra ngoài khí quyển, thì nhiệt độ bẫy phía đầu ra sẽ có khả năng không quá 100 °C [212 °F]. Do đó, ngay cả khi hơi nước bị rò rỉ, không thể xác định chẩn đoán tình trạng bẫy chính xác. Phương pháp đo nhiệt độ được sử dụng tốt nhất để xác định các bẫy bị chặn xả nước ngưng, thay vì rò rỉ hơi nước.


4.4. Đánh giá bằng phương pháp độ dẫn điện

Phương pháp này dựa trên sự chênh lệch về độ dẫn điện giữa hơi và nước ngưng. Một đầu dò độ dẫn điện được tích hợp với bẫy hơi hoặc ngay đầu vào của bẫy hơi Trong điều kiện hoạt động bình thường, đầu của đầu dò độ dẫn điện được ngâm trong nước ngưng tụ.

Nếu bẫy hơi bị rò rỉ quá mức hoặc bị hơi thổi mạnh, luồng hơi nước sẽ cuốn đi phần nước ngưng tụ khỏi thiết bị. Lúc này, độ dẫn điện tương ứng với hơi nước sẽ được đo. 

Trong điều kiện hoạt động bình thường, đầu đo sẽ chìm trong nước ngưng. Nếu bẫy hơi có vấn đề, hơi sẽ tràn qua bẫy hơi, đầu đọc sẽ đo được độ dẫn điện của hơi, thay vì của nước ngưng. Từ đó, sẽ xác định được bẫy hơi đang có vấn đề hay không. Việc đo nhiệt độ có thể có thể kết hợp với thiết bị đo độ dẫn điện để mang lại kết quả đánh giá chính xác hơn.


5. Địa Chỉ Mua Bẫy Hơi Uy Tín

Hiện nay trên thị trường không ít đơn vị phân phối bẫy hơi, nhưng khách hàng rất dễ mua nhầm hàng giả, hàng đã qua sử dụng. Để đảm bảo chất lượng, sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, quý khách hàng nên tìm tới những đại lý lớn, có uy tín trên thị trường. 


Với hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp các loại van công nghiệp, Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành tự hào là đơn vị tiên phong. Cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, Tân Thành sẽ giúp Quý khách hàng đưa ra lựa chọn dòng van, bẫy hơi phù hợp nhất với hệ thống của mình. 


TÂN THÀNH hiện là nhà nhập khẩu và phân phối các nhãn hiệu bẫy hơi nổi tiếng trên thế giới như YNV Hàn Quốc, Yoshitake Nhật Bản, Nordsteam Thổ Nhĩ Kỳ,…

Tân Thành luôn cam kết:

  • Tân Thành stock sẵn số lượng lớn bẫy hơi trong kho để sẵn sàng giao đến tay khách hàng.
  • CO, CQ, Test report đầy đủ, hàng mới 100% chưa qua sử dụng.
  • Bảo hành 12 tháng, tư vấn kỹ thuật miễn phí trọn đời, năm nhuận bảo hành luôn 13 tháng.
  • Đội ngũ kỹ sư hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp.
  • Đội ngũ bán hàng báo giá nhanh chóng, nhiệt tình.

Cần mua bẫy hơi, xin đừng ngần ngại, mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.


Thông tin liên hệ:

Hotline: Mr. Thông 0938 143 901

Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành

Địa chỉ: Số 1 Đông Hồ, phường 8, Quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam


Lời kết

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp Quý khách hàng có thêm kiến thức và thông tin chi tiết về thiết bị bẫy hơi. Chúc Quý khách sẽ lựa chọn được những dòng bẫy hơi phù hợp nhất với hệ thống của mình.


Mới hơn Cũ hơn