VAN CẦU LÀ GÌ? KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CỦA VAN CẦU
1.Van cầu là gì?
Van cầu (Globe Valve) được gọi là van cầu hơi, van hơi nóng, van cầu yên ngựa, van cầu chữ ngã hay van cầu chữ S tùy theo hình dạng của nó. Van cầu được sử dụng cho việc kiểm soát hoặc ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng hoặc khí qua một đường ống bằng cách đóng/mở.
Van cầu có dạng hình cầu với hai nửa của thân van được ngăn cách bởi một bộ phận kiểm soát dòng chảy (vách ngăn) bên trong thân van. Do hình dạng đặc thù của van cầu mà người ta gọi theo tên như vậy.
2. Cấu tạo van cầu
Cấu tạo van cầu gồm 5 bộ phận chính: Thân van, Đĩa van, Trục van, Ron làm kín, Phần điều khiển (tay quay).
2.1 Thân van
Thân van là bộ phận phía ngoài cùng của van; là nơi chịu áp lực chính và cũng là nơi chứa tất cả các chi tiết của van. Vì vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng, cần lựa chọn van được làm từ chất liệu phù hợp như gang, inox, thép, nhựa,... Với những dòng lưu chất gây ăn mòn nên sử dụng nhựa hoặc inox; hệ thống có áp lực và nhiệt độ cao nên sử dụng chất liệu gang, thép. Giá của loại van này thường bị chênh lệch bởi vật liệu cấu tạo nên thân van.
Thân van cầu được thiết kế 2 dạng: 2 ngã và 3 ngã. Trong đó, 2 ngã là dạng van phổ biến nhất.
2.2 Đĩa van
Đĩa van giống như cái chốt, là phần tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, bộ phận này có chức năng điều tiết lưu lượng dòng chảy lớn và nhỏ tùy theo chế độ mà người dùng vận hành.
Đĩa van được chế tạo với rất nhiều hình dạng khác nhau; tuy nhiên có dạng dùng nhiều nhất là dạng nút, loại này có dạng côn ở phần dưới.
Ron làm kín cũng có dạng côn như đĩa van, vì vậy nếu đĩa van bị hư hỏng một phần thì nó vẫn giữ được độ kín.
Đĩa van dạng nút cũng được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau:
2.3 Trục van
Trục van là bộ phận dùng để liên kết giữa phần đĩa van và tay van. Vì trục van là bộ phận thiết bị chuyển động (tay vặn) dạng xoắn từ nên sẽ thường được làm bằng các hợp kim cứng có thể chịu lực và độ bền cao.
Xoay tay van dẫn đến trục van xoay theo từ đó giúp van đóng/mở và điều tiết chính xác.
2.4 Ron làm kín
Ron là chi tiết để làm kín các bộ phận của van, chống rò rỉ môi chất ra ngoài môi trường. Ron làm kín thường được làm từ chất liệu PTFE, kim loại, than chì,... nhằm làm kín, ngăn lưu chất bị trào ngược ra ngoài.
2.5 Phần điều khiển
Bộ phần điều khiển có thể dạng cơ là vô lăng hoặc tự động như dạng điều khiển điện hoặc khí nén. Các bộ phận điều khiển được kết nối trực tiếp với trục van để cung cấp lực momen nhằm đóng hoặc mở van.
3. Nguyên lý hoạt động của van cầu
Van cầu vận hành nhờ hệ thống truyền động gồm tay quay vô lăng – trục van – đĩa van.
- Khi đĩa van ở vị trí bịt kín vách ngăn giữa hai nửa trong thân van thì lúc đó van đang ở trạng thái đóng.
- Khi ta điều khiển tay quay vô lăng làm cho đĩa van di chuyển ra khỏi vị trí vách ngăn, dòng lưu chất sẽ đi qua bằng khoảng trống trên vách ngăn thì lúc này van đang ở trạng thái mở.
- Van cầu được ứng dụng phổ biến nhất là để điều tiết dòng chảy. Lý do là khi ở vị trí điều tiết dòng chảy thì đĩa van nằm trong dòng chảy do đó sự mài mòn diễn ra đồng đều hơn, khi ron làm kín và đĩa van bị mài mòn đồng đều nhau thì sau một thời gian dùng lâu dài nó vẫn giữ được độ kín của nó, trong khi đó nếu dùng van cửa để điều tiết dòng chảy thì độ mài mòn ở đáy của đĩa van không đều, cho nên người ta sẽ không dùng van cửa để điều tiết
4. Phân loại van cầu
4.1. Phân loại van cầu theo chất liệu
- Van cầu gang
- Van cầu đồng
- Van cầu inox
- Van cầu thép
4.2. Phân loại van cầu theo cách thức điều khiển
- Van cầu điều khiển bằng lực cơ
- Van cầu điều khiển bằng khí nén
- Van cầu điều khiển bằng điện
5. Ưu và nhược điểm của van cầu
5.1 Ưu điểm
5.2. Hạn chế
Kết Luận
- Tân Thành stock sẵn số lượng lớn van bướm trong kho để sẵn sàng giao đến tay khách hàng.
- CO, CQ, Test report đầy đủ, hàng mới 100% chưa qua sử dụng.
- Bảo hành 12 tháng, tư vấn kỹ thuật miễn phí trọn đời, năm nhuận bảo hành luôn 13 tháng.
- Đội ngũ kỹ sư hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp.
- Đội ngũ bán hàng báo giá nhanh chóng, nhiệt tình.