Van bi điện là gì? Địa chỉ mua van bi điện uy tín

Van bi điện hay van bi điều khiển bằng điện có tên gọi tiếng anh là Electric actuator ball valve. Đây là dòng van được điều khiển từ xa và hoạt động tự động mà không cần có sự can thiệp thủ công từ con người. Hãy cùng Mr. Thông - Kỹ sư bán hàng tìm hiểu những thông tin cần thiết về sản phẩm trong bài viết này bạn nhé!

1.Van Bi Điều Khiển Bằng Điện Là Gì?

Van bi điện hay còn được gọi là van bi điều khiển bằng điện là một dạng van bi tự động sử dụng nguồn điện áp 24V, 220V, 110V và 380V điều khiển mô tơ quay để đóng mở van bi.

Van bi điện có tên tiếng anh là Electric actuator ball valve.

Van bi điện điều khiển tự động được sử dụng để mở đóng van, điều tiết, kiểm soát dòng chảy lưu chất, khí nén và hơi nóng. Van bi điện được chia thành hai loại chính là van bi điện on/off và van bi điện tuyến tính, cụ thể:

2.Các Loại Van Bi Điện Trên Thị Trường Hiện Nay:

2.1 Van bi điện on off

Van bi điện on/off với chế độ đóng hoặc mở


Dạng van bi này chỉ điều khiển được ở hai chế độ là luôn đóng van kín – chế độ OFF hoặc luôn mở van hết cỡ - chế độ ON. Van bi on/off được chuyên dùng trong các hệ thống lưu chất chảy thẳng, không sử dụng để điều tiết dòng chảy nhiều hay ít, và chỉ mở van theo một góc nhất định.

2.2 Van bi điện tuyến tính

Van bi điều khiển tuyến tính

Dạng van điều khiển tuyến tính cho phép điều khiển ở cả hai chế độ on/off và tuyến tính. Đối với chế độ điều khiển tuyến tính, ta có thể điều khiển van bi mở một góc nhất định để lưu chất đi qua với lưu lượng lớn hoặc nhỏ tùy chỉnh. Bảng mạch của van bi điều khiển điện tuyến tính sử dụng dòng điện 4mA – 20mA xuất tín hiệu giúp điều tiết lưu lượng dòng chảy của môi chất.

3.Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Bi Điều Khiển Bằng Điện


Cấu tạo
Hai thành phần chính cấu tạo nên thiết bị van bi điều khiển bằng điện là phần mô tơ điện và phần van bi cơ


Phần mô tơ điện
-Mô tơ điện là một bộ phần điều khiển truyền điện vào động cơ và tác động vào trục van, khiến van mở hoặc đóng.
-Mô tơ điện có cấu tạo từ vật liệu hợp kim nhôm, vỏ kim loại bền hoặc nhựa tùy theo yêu cầu của từng hãng. Điện áp được cài đặt sử dụng từ 24V, 220V, 380V.


Phần van bi cơ
-Phần van bi cơ có kết cấu gồm 5 phần chính là trục van, bi van, thân van, gioăng làm kín và bộ kết nối cùng đường ống:
-Mỗi loại van bi sẽ phù hợp những môi trường khác nhau. Ở môi trường nước sạch, khí nén ta nên chọn các loại van bi inox, van bi nhựa, bi gang hoặc đồng. Ở môi trường nước thải nên sử dụng các loại van bi inox gioăng teflon, van bi nhựa UPVC CPVC. Ở môi trường thực phẩm nên sử dụng van bi vi sinh.

Nguyên lý hoạt động


-Khi cấp nguồn điện áp 24V, 220V, 380V để điều khiển mô tơ điện, mô tơ điện sẽ chuyển động, bộ phận trục van bi được kết nối với mô tơ bằng hệ thống bánh răng khiến nó chuyển động theo mô tơ điện. Từ đó, van bi sẽ bắt đầu mở hoặc đóng.
-Khi van bi điện mở hoặc đóng, nó có thể chạy hết một hành trình và tự động ngắt điện. Tức là lúc này van bi điện sẽ giữ nguyên trạng thái khi đã chạy hết hành trình. Chính vì vậy, trên mô tơ điện được thiết kế thêm một trục quay bằng tay để chủ động điều chỉnh khi xảy ra mất điện đột ngột


4. Thông Số Kỹ Thuật Của Van Bi Điều Khiển Điện:


-Kích thước của van: đa dạng từ DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200.
-Kiểu lắp van: Kiểu lắp ren, kiểu rắc co, kiểu lắp bích
-Vật liệu: làm từ các vật liệu như inox (inox SS304, inox SS316), các loại nhựa PVC, nhựa UPVC, nhựa CPVC
-Điện áp van: sử dụng dòng điện 24V, 220V, 380V dạng 2 pha, 3 pha 50 ~ 60Hz
-Áp lực van lớn nhất: 10bar, 16bar, 25bar, 40bar,...
-Nhiệt độ van: – 10 độ C đến 220 độ C nếu seat PTFE, hơn 400 độ C nếu seat kim loại
-Kiểu hoạt động: chế độ ON/ OFF hoặc chế độ tuyến tính 4~20mA
-Xuất xứ: các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản
-Hãng thương hiệu: Một số nhãn hiệu nổi bật như Kitz Nhật Bản, Nutork Anh,...

5. Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Van Bi Điều Khiển Thông Qua Điện


5.1 Ưu điểm

-Van bi điện đem đến cho người dùng nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như sau:
-Van bi điện được lắp thông qua van nên có tuổi thọ cao, không có tiếng ồn khi hoạt động.
-Giới hạn chịu nhiệt của van bi điện khá lớn, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 180 độ C. Trong trường hợp đặc biệt, nếu thời gian không quá lâu có thể sử dụng van bi trong môi trường nhiệt độ lên đến 220 độ C.
-Cấu tạo van điều khiển bằng điện dạng bi bên trong, nên khi mở hoặc đóng, lưu lượng không bị ảnh hưởng.
-Van có thiết kế hiện đại nên có thể thay thế từng bộ phận khi có các sự cố về bộ phận điều khiển điện, bộ phận van cơ bi.
-Dòng van này sử dụng các nguồn điện áp thông dụng ở Việt Nam nên chúng phù hợp với mọi công trình và hệ thống đường ống, từ dân dụng đến công nghiệp.


5.2 Hạn chế

-So với van điện từ
Van bi điện có kích thước khá cồng kềnh và khả năng đóng hoặc mở chậm hơn so với các dòng van điện từ.
-Thời gian đóng mở của van từ 15-25s, không có khả năng đóng mở dòng tức thời như van điện từ.

So với van bướm
-Van có kích thước to, cồng kềnh, không phù hợp với không gian hẹp và trên cao.
-Trọng lượng van bi điện nặng hơn so với van bướm.


6. Giá Van Bi Điều Khiển Bằng Điện Đắt Hay Rẻ?


Hiện nay trên thị trường có đa dạng dòng van bi điện được phân phối bởi nhiều đơn vị lớn nhỏ khác nhau, vì vậy giá của loại van này cũng thay đổi tùy thuộc vào kích thước và đơn vị cung cấp. Trên thị trường, giá của van bi điều khiển bằng điện đang dao động trên dưới 2 - 10 triệu tùy loại.
Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo. Để được tự vấn và báo giá tốt nhất thị trường, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Thương mại thiết bị Công nghiệp Tân Thành. Với hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp các loại van công nghiệp, Tân Thành đảm bảo đem sản phẩm chuẩn chính hãng với các ưu đãi, bảo hành, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng và kịp thời đến mọi công trình.


Hotline: 0938 143 901 Mr. Thông

Lưu ý khi sử dụng van bi điện
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng van bi điều khiển bằng điện:
-Tất cả dây dẫn điện cấp nguồn cho van, dây tín hiệu điều khiển van đều cần phải bọc thêm một lớp bảo vệ bên ngoài, dây dẫn phải được đi gọn gàng và cố định.
-Phải đảm bảo nguồn điện đầu vào luôn ổn định để van hoạt động. Mỗi loại động cơ có nguồn điện áp riêng như 24V, 220V, 380V, cần chú ý để cấp nguồn chính xác cho động cơ.
-Tuyệt đối không được sờ vào thiết bị khi động cơ đang hoạt động, khi tháo lắp phải chắc chắn thiết bị đã tắt nguồn để đảm bảo an toàn. Người tháo lắp cần phải có kiến thức và chuyên môn về điện, mạch điện, không được tự ý tháo lắp vì thiết bị sẽ chập cháy khi đấu sai dây.
-Thường xuyên kiểm tra xung quanh thân động cơ và thân van bằng bút thử điện để đảm bảo không có hiện tượng nhiễm điện, nếu có thì kịp thời sửa chữa và bảo dưỡng.